EN 779 là gì?

EN 779, là một bộ tiêu chuẩn phổ quát được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các bộ lọc khí, được áp dụng cho các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu.

Ban đầu, tiêu chuẩn EN 779 được ban hành bởi Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Châu Âu (CEN - European Committee for Standardization) vào năm 1993, sau đó đã trải qua sự sửa đổi vào năm 2002 và được cập nhật vào năm 2012. Mỗi quốc gia thành viên trong Liên minh châu Âu thường có phiên bản tiêu chuẩn EN 779 riêng của họ, với những ví dụ nổi tiếng như British Standard EN 779 của Anh và Deutsches Institut für Normung EN 779 của Đức.

EN 779 được xây dựng dựa trên các tài liệu như EUROVENT 4/5 và ASHRAE 52.1:1992, với sự kết hợp và cập nhật từ các tài liệu trước đó. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu mà các bộ lọc bụi cần phải đáp ứng và mô tả phương pháp thử nghiệm để đo hiệu suất của chúng.

Các loại lọc khí thường được phân thành ba cấp độ: lọc thô, lọc tinh (lọc trung cấp), và lọc cao cấp (lọc hiệu quả cao). EN 779 chủ yếu được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các loại lọc thô và lọc tinh, trong khi các loại lọc cao cấp được thử nghiệm dựa trên tiêu chuẩn EN 1882.

Tiêu chuẩn EN 779 đo hiệu suất của các bộ lọc đối với các hạt bụi có đường kính 0.4μm, điều này cũng là một điểm yếu của EN 779, dẫn đến việc tiêu chuẩn này đã bị thay thế bởi tiêu chuẩn ISO 16890 sau này.

Bộ tiêu chuẩn EN 779 bao gồm quy định các yêu cầu mà bộ lọc bụi cần phải đáp ứng, và mô tả phương pháp thử nghiệm để đo hiệu suất của bộ lọc.

Phương pháp kiểm tra hiệu quả lọc theo tiêu chuẩn EN779

Phương pháp kiểm tra được thực hiện trên các bộ lọc được lắp vừa trong ống dẫn hình vuông có kích thước 610mm x 610mm, với tốc độ dòng khí trong khoảng từ 0,24 m³/s đến 1,5 m³/s (tương đương từ 850 m3/h đến 5400 m3/h).

Bởi vì hiệu quả hoạt động của một bộ lọc phụ thuộc chủ yếu vào lưu lượng dòng khí hoạt động, nên cấp độ của bộ lọc và các kết quả thu được từ thử nghiệm chỉ đúng đối với lưu lượng dòng khí thử nghiệm được chỉ định trong từng trường hợp.

Kết quả chính thu được từ phương pháp kiểm tra lọc theo EN779 bao gồm:

  • Hiệu quả bắt giữ đối với hạt bụi tổng hợp (Arrestance efficiency).

  • Hiệu suất lọc các hạt 0,4 μm của các aerosol tổng hợp.

  • Độ chênh áp suất.

  • Khả năng giữ bụi đối với hạt bụi tổng hợp (ASHRAE) (Dust holding capacity).

Các phiên bản EN 779

EN 779 có hai phiên bản chính là: EN 779:2002EN 779:2012.

Phiên bản EN 779:2002 phân chia các bộ lọc thành hai nhóm chính: lọc thô nhóm G (Coarse filter) và lọc tinh nhóm F (Fine filter) dựa trên hiệu suất lọc trung bình của các hạt bụi có đường kính 0,4 μm. Tiêu chuẩn này tập trung chủ yếu vào hiệu suất lọc tính trên tuổi thọ của bộ lọc.

EN 779:2012 là phiên bản cập nhật của EN 779:2002, bổ sung các điều kiện và yếu tố quan trọng hơn. EN 779:2012 đưa ra một tiêu chí mới để đánh giá hiệu quả lọc tinh (F7, F8 và F9), đó là: hiệu suất tối thiểu (minimum efficiency).

Tiêu chuẩn này đã ảnh hưởng đến việc phân loại lại hầu hết các bộ lọc sợi tổng hợp cũ, chủ yếu là do sợi tổng hợp có hiệu quả lọc rất thấp trong các thử nghiệm sau khi loại bỏ hiệu ứng lọc tĩnh điện bằng isopropanol. Để giải quyết vấn đề này, các nhà sản xuất sợi tổng hợp đang thiết kế vách ngăn mới để đáp ứng các yêu cầu của quy định mới về hiệu quả lọc bụi.

Khác với sợi tổng hợp, sợi thủy tinh không bị ảnh hưởng bởi sự mất điện tích và có thể duy trì hiệu quả xuyên suốt, đảm bảo mức hiệu suất đáp ứng các giới hạn theo quy định cho toàn bộ vòng đời hoạt động của bộ lọc.

Sau khi EN 779:2012 giới thiệu tiêu chí hiệu suất tối thiểu, các bộ lọc "tinh" F5 và F6 (F - fine filter) cũ hiện được phân loại là lọc "trung cấp" M5 và M6 (M - Medium).

Ngoài ra, EN 779:2012 cũng đặt ra các mức chênh áp cuối (final pressure drop) để thúc đẩy hiệu quả sử dụng năng lượng. Điểm chênh áp cuối cũng được hiểu là độ chênh áp khuyến nghị thay lọc:

  • Đối với bộ lọc thô (G), điểm chênh áp cuối là 250Pa.

  • Đối với bộ lọc trung cấp (M) và lọc tinh (F), điểm chênh áp cuối là 450Pa ở lưu lượng dòng khí thử nghiệm được chỉ định là 0,944m³/s.

Phân loại lọc dựa trên tiêu chuẩn EN779

Độ cản bụi trung bình (Average arrestance with synthetic dust - Am) và Hiệu suất trung bình (Average efficiency for 0.4µm particles - Em) là 2tiêu chí cơ bản được sử dụng trong tiêu chuẩn EN 779 để đánh giá bộ lọc thô và bộ lọc tinh.

Hệ thống phân loại EN 779:2002 (bao gồm các bộ lọc nhóm F và nhóm G) đã trải qua sự thay đổi để chia thành ba nhóm: lọc nhóm F, lọc nhóm M và lọc nhóm G.

  • Lọc thô (Lọc G - Coarse filter): Các bộ lọc có hiệu suất trung bình (Em) dưới 40% đối với các hạt 0,4 µm sẽ thuộc vào nhóm G. Việc phân loại bộ lọc G (G1 - G4) dựa trên mức độ độ cản bụi trung bình (Am), từ G1 (độ cản bụi 50-65%) đến G4 (độ cản bụi 90%).

  • Lọc trung cấp (Lọc M - Medium filter): Các bộ lọc có hiệu suất trung bình từ 40% đến dưới 80% đối với các hạt 0,4 µm sẽ thuộc vào nhóm M (M5, M6). Phân loại các bộ lọc nhóm M (M5 - M6) dựa trên hiệu suất trung bình (Em). Các cấp độ lọc F5 và F6 đã được đổi tên thành lọc M5 và lọc M6, với các yêu cầu về thông số vẫn giữ nguyên không đổi. Hiệu suất trung bình của M5 (40% ≤ Em < 60%) và M6 (60% ≤ Em < 80%).

  • Lọc tinh (Lọc F - Fine filter): Các bộ lọc có hiệu suất trung bình từ 80% trở lên đối với các hạt 0,4 µm sẽ thuộc vào nhóm F (F7- F9). Phân loại dựa trên hiệu suất trung bình (Em) theo tiêu chuẩn EN779:2002 và hiệu suất tối thiểu* trong quá trình kiểm tra (EN779:2012). Các cấp độ lọc tinh nằm trong khoảng từ F7 (80% ≤ Em <90% và hiệu suất tối thiểu 35%) đến F9 (95% ≤ Em và hiệu suất tối thiểu là 70%).

*Hiệu suất tối thiểu là giá trị % thấp nhất trong suốt chu kỳ cài đặt hoàn chỉnh của bộ lọc.

**Hiệu suất trung bình là giá trị % trung bình trong ba giai đoạn của chu kỳ lắp đặt bộ lọc: Hiệu quả ban đầu, Hiệu quả trong suốt quá trình tải của thử nghiệm, Hiệu quả sau khi xả.

Dưới đây là bảng phân loại các cấp độ lọc theo tiêu chuẩn EN779:

Phân loại bộ lọc theo EN 779: 2002

Phân loại bộ lọc theo EN 779: 2002

Phân loại các bộ lọc theo EN 779: 2012

Phân loại các bộ lọc theo EN 779: 2012

Một số ứng dụng của các cấp độ lọc thô và lọc tinh

Kích thước hạt

Ví dụ

Cấp độ lọc

Ứng dụng

Bụi thô, kích thước hạt> 10 µm

  • côn trùng

  • sợi dệt và sợi tóc

  • cát

  • tro bay

  • bào tử, phấn hoa

  • bụi xi măng

G1


ứng dụng trong đời sống hàng ngày đơn giản (ví dụ: lưới chắn côn trùng cho máy móc nhỏ gọn)

G2

G3

  • bộ lọc khí thải cho buồng phun sơn, nhà bếp, v.v.

  • bộ lọc không khí đầu vào cho máy điều hòa không khí và một số máy khác

  • bộ lọc sơ cấp cho các bộ lọc M6 đến F8

G4

Bụi mịn, kích thước hạt 1 - 10 µm

  • phấn hoa

  • bào tử

  • bụi xi măng

  • tro bay

  • vi khuẩn và vi trùng trên các hạt vật chủ

M5


bộ lọc đầu vào cho các phòng có yêu cầu về độ sạch thấp (ví dụ: nhà máy, cơ sở nhà kho,...)

M5

  • bộ lọc sơ bộ và bộ lọc tuần hoàn trong các trạm thông gió trung tâm

  • bộ lọc cuối cùng cho điều hòa không khí của phòng bán hàng, cửa hàng bách hóa, văn phòng và một số nhà máy sản xuất

  • bộ lọc sơ cấp cho các loại bộ lọc từ F9 đến E11

M6

F7

  • khói dầu

  • khói thuốc lá

  • khói oxit kim loại

F7

  • bộ lọc cuối cho điều hòa không khí văn phòng, nhà máy sản xuất, trung tâm điều khiển, bệnh viện,...

  • bộ lọc sơ cấp cho các lớp lọc từ E11 đến H13 và than hoạt tính

F8

F9

Tổng kết:

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tiêu chuẩn EN 779, bao gồm cách phân loại và các phiên bản được áp dụng trong suốt 20 năm cho đến năm 2018. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này đã bộc lộ những nhược điểm không thích hợp cho mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng, dẫn đến việc bị tiêu chuẩn ISO 16890 thay thế vào năm 2018.