Các bộ lọc HEPA đóng vai trò không thể thiếu trong môi trường phòng sạch. Để đảm bảo hoạt động hiệu quả của HEPA Filter, việc vệ sinh và thay thế đều cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, Thiết bị phòng sạch VCR sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh và thay thế lọc HEPA trong phòng sạch một cách hiệu quả nhất.

Bộ lọc Hepa filter là gì?

HEPA Filter là viết tắt của "High Efficiency Particulate Air Filter", là các bộ lọc không khí đạt tiêu chuẩn HEPA, một tiêu chuẩn về hiệu suất lọc khí. Đây là một phần không thể thiếu của máy lọc không khí hoặc máy hút bụi, giúp giữ lại các hạt bụi hoặc vi sinh vật trong không khí.

Bộ lọc HEPA
Bộ lọc HEPA

Bộ lọc HEPA có cấu trúc như một lưới được sắp xếp ngẫu nhiên từ các sợi thủy tinh có đường kính từ 0.5-2.0 micromet. Do đó, bộ lọc HEPA có khả năng hút một lượng lớn các hạt rất nhỏ, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như hen suyễn và dị ứng hô hấp cho con người, mà các máy hút bụi thông thường không thể loại bỏ được như phấn hoa, bào tử nấm, lông thú và khói.

Bộ lọc HEPA có khả năng lọc đến 99,97% các hạt nhỏ đến 0,3 micron, làm cho nó trở thành một trong những bộ lọc hiệu suất cao nhất (sau ULPA) trong công nghệ máy hút bụi. Nó giúp làm sạch không khí, cho phép chúng ta hít thở không khí trong lành và tinh khiết. Bộ lọc HEPA được coi là một thiết bị xa xỉ trong nhà. Với nguồn gốc ban đầu từ ngành công nghiệp hạt nhân để thu giữ các hạt phóng xạ nguy hiểm. Ngày nay, nó được sử dụng chủ yếu trong hệ thống lọc không khí.

Xem thêm: So sánh Hepa Filter và ULPA Filter

Màng lọc HEPA có rửa được hay không?

Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người thường đặt ra khi sử dụng máy lọc không khí. Tùy thuộc vào từng loại máy lọc không khí và quy định của nhà sản xuất, màng lọc HEPA thường được chia thành hai loại:

  • Loại rửa được (có chú thích “Washable”)

  • Loại không rửa được.

Màng lọc HEPA không rửa được

Một số dòng máy lọc không khí hiện đại sử dụng màng lọc đồng nhất, không thể vệ sinh được và do đó không thể rửa màng lọc HEPA. Với loại này, bạn cần thay mới bộ lọc theo hướng dẫn của nhà sản xuất máy lọc. Thời gian thay thế thường phụ thuộc vào tần suất sử dụng máy, thường là mỗi năm hoặc mỗi hai năm để đảm bảo hiệu suất lọc tối ưu.

Màng lọc HEPA có thể rửa được

Các dòng máy lọc không khí truyền thống thường sử dụng màng lọc xếp lớp. Người dùng có thể tháo ra và vệ sinh các màng lọc này, và cũng có thể rửa chúng. Với loại này, việc vệ sinh định kỳ bộ lọc là rất quan trọng để duy trì hiệu suất lọc không khí và kéo dài tuổi thọ của bộ lọc. Thường thì, bạn nên vệ sinh màng lọc này mỗi 2-3 tháng một lần.

Tuy nhiên, loại này cũng cần phải được thay mới sau một thời gian sử dụng, tuân theo khuyến nghị của nhà sản xuất, thường sẽ kéo dài hơn so với bộ lọc không thể rửa được.

Hướng dẫn vệ sinh và thay lọc HEPA phòng sạch

HEPA Filter là một thành phần quan trọng được sử dụng phổ biến và linh hoạt trong công nghệ sản xuất dược phẩm, nhằm đảm bảo cấp độ sạch mong muốn cho từng quy trình sản xuất. Do đó, việc bảo trì, vệ sinh và thay thế lọc đúng thời điểm là rất quan trọng.

Đối với lọc G4:

  • Vị trí lắp đặt tại Air Handling Unit (AHU).

  • Cần được kiểm tra và vệ sinh thường xuyên, ít nhất là mỗi tuần một lần, đặc biệt khi sử dụng trong các khu vực sản xuất có lượng bụi cao hoặc khi áp suất tại phòng thay đổi đột ngột sau một thời gian sử dụng (tăng hoặc giảm mạnh).

  • Việc vệ sinh định kỳ giúp tăng tuổi thọ của lọc túi F8 được đặt tại AHU.

Lọc G4

Đối với lọc F8:

  • Vị trí lắp đặt tại AHU và hộp lọc của quạt thải.

  • Lọc được lắp đặt nhằm bảo vệ coil làm lạnh khỏi bám bẩn, đồng thời giữ lại các hạt bụi lớn trước khi vào lọc tinh HEPA.

  • Cần được kiểm tra và vệ sinh ít nhất là mỗi 6 tháng một lần.

  • Để kiểm tra xem lọc có bẩn không, người ta thường kiểm tra đồng hồ đo chênh áp trước và sau lọc (mức tổn thất áp suất qua lọc) F8. Khi lọc mới, mức chênh áp thường từ 200 Pa đến 250 Pa. Khi chênh áp vượt quá 400 Pa, cần thực hiện vệ sinh bằng cách rửa hoặc thổi khí nén để loại bỏ bụi.

  • Nếu lọc đã được vệ sinh nhiều lần và không còn có thể tái sử dụng, cần phải thay thế hoàn toàn bằng lọc mới.

  • Khi lọc bẩn, cần thực hiện vệ sinh ngay mà không chờ đến thời gian vệ sinh định kỳ.

Đối với lọc HEPA:

  • Với lọc độ sạch cấp A, B:

    • Kiểm tra mỗi tháng một lần.

    • Kiểm tra độ chênh áp trước và sau lọc. Độ chênh áp khi mới lắp lọc là từ 200 đến 250 Pa.

    • Khi độ chênh áp đạt 400 Pa, cần kiểm tra lọc thường xuyên hơn, ít nhất là mỗi tuần 2 lần.

    • Khi độ chênh áp lọc đạt 450 - 500 Pa, cần thay lọc mới tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất lọc

  • Với lọc độ sạch cấp C, D:

    • Kiểm tra mỗi tháng một lần.

    • Kiểm tra độ chênh áp trước và sau lọc. Độ chênh áp khi mới lắp lọc là từ 200 đến 250 Pa.

    • Khi độ chênh áp đạt 400 Pa, cần kiểm tra lọc thường xuyên hơn, ít nhất là mỗi tuần 2 lần.

    • Khi độ chênh áp lọc đạt 450 - 500 Pa, cần thay lọc mới theo khuyến cáo của nhà sản xuất lọc.

Vệ sinh màng lọc không khí

vệ sinh màng lọc không khí

Dụng cụ:

  • Vòi xịt nước có áp lực .

  • Khăn sạch .

  • Tủ sấy.

Thao tác thực hiện

  • Sử dụng vòi xịt nước, xịt rửa bề mặt màng lọc và khung nhôm cho đến khi không còn bụi bám trên bề mặt .

  • Dùng khăn sạch, lau khô khung nhôm .

Sắp xếp các khung lọc đã vệ sinh vào tủ sấy khô.

  • Nhiệt độ sấy : 60 – 75 0C

  • Thời gian sấy : 2 – 4 giờ

  • Thời gian sấy : 2 – 4 giờ

Thay thế màng lọc không khí

Sau khi đã vệ sinh và làm khô màng lọc không khí:

  • Nhẹ nhàng kéo khung lọc cần thay ra khỏi đầu gió hồi, tránh để bụi rơi xuống sàn nhà.

    • Nếu màng lọc cần thay theo yêu cầu, vệ sinh khu vực xung quanh đầu gió hồi.

    • Nếu màng lọc được thay định kỳ (tức là không cần thay đổi thường xuyên), sau mỗi 30 ngày, thay đồng thời cả mặt nạ hồi và vệ sinh khu vực xung quanh đầu gió hồi.

  • Lắp màng lọc mới vào khe đầu gió hồi.

  • Kiểm tra và điều chỉnh độ khít giữa khung lọc và đầu gió hồi, cũng như giữa đầu gió hồi và trần nhà.

  • Mang khung lọc mới thay đến nơi vệ sinh, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng.